Jod gửi lời hát tri ân ngày nhà giáo việt nam 20/11

“Bao nhiêu là bụi phấn, sao không kể thầy ơi”, âm điệu cuối cùng trong ca khúc “Những điều thầy chưa kể” như vẫn còn vang vọng bên tai bao thế hệ học sinh đã trưởng thành và nên người nhờ bài học lễ nghĩa và kiến thức chuyên môn được các thầy cô răn dạy. Lại một mùa Hiến chương nhà giáo Việt Nam (20/11), Jod Việt Nam cùng tất cả các bạn ứng viên rất biết ơn công lao dạy dỗ của tất cả các thầy cô giáo trên khắp mọi miền Tổ quốc. Dù còn mới hay đã nhiều năm rời xa mái trường, mỗi con người Việt Nam với tấm lòng hiếu học đều không bao giờ quên những lời dạy của người thầy năm xưa.

Jod Việt Nam báo tường

Hình 1. Một góc báo tường được Jod Việt Nam chuẩn bị dành tặng tri ân những nhà giáo Ngày 20/11.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Jod Việt Nam gửi tặng tới những người làm nghề “ươm mầm“ 5 bài hát tri ân công lao của các thầy cô.

  1. Những điều thầy chưa kể

Cũng là một nhà giáo, người nhạc sĩ Trần Thanh Sơn đã gửi gắm mọi tâm sự của mình vào bài hát “Những điều thầy chưa kể“. Người nhạc sĩ ấy tâm sự: “Những điều thầy chưa kể“ như một mẩu dây neo giữ tâm hồn tôi lại trên triền dốc của thời gian thăm thẳm, giữ cho tâm hồn tôi được thơ trẻ mãi, vì cứ mỗi độ 20 tháng 11 đến, nghe bài hát này cất lên đâu đó dưới những mái trường, tôi lại thấy mình trở về là một câu bé ngây thơ ngồi trước bảng đen phấn trắng hướng lòng mình về phía thầy cô yêu quý như ngày xưa…

Dù đã ra đời được 35 năm, “Những điều thầy chưa kể“ vẫn được các thế hệ học sinh, sinh viên nối tiếp nhau cất ca lời bài hát như một món quà dành tặng cho những người đã “trở chuyến đò tri thức“ trong cuộc đời mỗi con người. Cảm ơn nhạc sĩ Trần Thanh Sơn đã tặng cho các nhà giáo một món quà tràn đầy tình cảm và ý nghĩa. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam đang tới gần, xin chia sẻ với các bạn.

lời bài hát Những điều thầy chưa kể

Hình 2. Bài hát “Chưa bao giờ thầy kể“ của nhạc sĩ Trần Thanh Sơn

2. Bụi phấn

“Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi…“, chắc có lẽ mọi thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam đều thuộc lòng bài hát “Bụi phấn“ của nhạc sĩ Vũ Hoàng và Lê Văn Lộc. “Bụi phấn“ chính là món quà nhạc sĩ ý nghĩa mà nhạc sĩ Vũ Hoàng dành tặng cho tất cả những người làm nghề giáo trên khắp cả nước đúng ngày 20/11/1982. Nhạc sĩ Vũ Hoàng vốn là một giảng viên ký xướng âm, nhạc lý, và lịch sử âm nhạc thế giới tại Trường Cao đẳng Sư phạm TP HCM, Khoa Âm nhạc và mỹ thuật. Chính từ những quan sát trong công việc hằng ngày và tình yêu với nghề nhà giáo, nhạc sĩ Vũ Hoàng và Lê Văn Lộc đã khắc họa hình ảnh của chính người thầy của mình qua ca khúc “Bụi phấn“. Chính nhạc sĩ Lê Văn Lộc cũng từng chia sẻ sự ra đời của những lời ca trong bài “Bụi phấn“ là khi ông vừa đi dự một buổi chia tay với một người thầy ở chỗ ông làm việc. Người thầy này có sự đặc biệt là ông viết gì trên bảng thì bụi phấn cũng rơi làm trắng mái tóc. Tôi liền thấy hình ảnh bụi phấn quá đẹp và viết liền mấy câu hát: "Khi thầy viết bảng/Bụi phấn rơi rơi/Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng/Có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy".“

Chính những điều đơn giản mà mộc mạc đó mà “Bụi phấn“ đã in dấu trong lòng biết bao thế hệ học sinh, sinh viên và người dạy học hơn 40 năm nay. Năm 2000, ca khúc "Bụi phấn" còn được chọn vào danh sách 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20 do báo Thiếu niên Tiền phong, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Ban Khoa giáo VTV, Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức.

Lời Bụi Phấn

Hình 3. Bài hát “Bụi phấn“ của nhạc sĩ Vũ Hoàng & Văn Lộc

3. Người thầy

Trong kho tàng các bài hát được nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy sáng tác, hơn phân nửa những ca khúc là về tình yêu lứa đôi. Thế nhưng, “Người thầy” nổi bật như một ca khúc bật hủ giữa kho tàng ấy để vinh danh cho những người làm nghề lái đò, chở các thế hệ học sinh đến bến bờ tri thức. Nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy chia sẻ: Hình ảnh người thầy trong bài hát được xây dựng trên chính hình ảnh của nhạc sĩ Trí Thanh, người thầy dạy ông lớp sáng tác âm nhạc.

“Tôi thuộc “tuýp” học trò không được chăm chỉ cho lắm, nên những ngày học lớp sáng tác ca khúc ít khi tôi được “nhìn” thầy Trí Thanh trọn vẹn cả buổi học, vì tôi luôn tới lớp trễ và lại ra về sớm hơn các bạn khác. Chỉ khi viết ca khúc “tốt nghiệp” là lúc tôi tỏ ra “chăm chỉ” hơn, và có dịp gần thầy nhiều hơn. Nhưng tôi không biết rằng đó là những ngày cuối cùng mà tôi được gần thầy vì khi chấm xong ca khúc “tốt nghiệp” của tôi thì thầy mất. Chính vì vậy, nhạc sĩ Trí Thanh đã không có cơ hội nghe ca khúc “Người thầy” được viết từ nguyên mẫu là chính mình. Suốt 23 năm, ca khúc “Người thầy“ được mang trên mình nhiều bản phối và được biểu diễn ở các trường từ thành thị tới nông thôn.

Hình 4. Bài hát “Người thầy“ của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy

4. Bài học đầu tiên

Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người, những tháng ngày được cắp sách tới trường trong bộ đồng phục trắng là thời điểm đẹp nhất. Nhạc sĩ Trương Xuân Mẫn đã dùng những thanh âm trong trẻo nhất để vẽ nên cả bức tranh về nên hình ảnh người thầy trong ký ức của mọi thế hệ học sinh Việt Nam: “có bụi phấn trắng bay bay trên tóc thầy“, “Giọng thầy như tiếng hát/Lời thầy như bài thơ”. Hình ảnh người thầy nghiêm trang và đĩnh đạc trên bục giảng được viết nên đầy chất thơ, chất nhạc. Giọng và lời giảng của thầy chính là những bài học mà mọi học sinh chắc chắn đều “đã thuộc rồi thầy ơi/ Là bài ca yêu Tổ quốc Không bao giờ em quên...”. Chính vì vậy, “Bài học đầu tiên“ của nhạc sĩ Trương Xuân Mẫn luôn là một bài ca để tri ân tình cảm của những thế hệ học trò dành cho người thầy, người cô giáo kính yêu của mình.

Bài học đầu tiên

Hình 5. Bài hát “Bài học đầu tiên“ của nhạc sĩ Trương Xuân Mẫn

5. Mái Trường mến yêu

Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu
Có loài chim đang hót âm thầm tựa như nói...
— Lời bát hát "Mái Trường Mến Yêu"

“Mái Trường Mến Yêu“ là một trong những ca khúc khắc họa được sự vất vả và tấm lòng tận tâm của những người làm nghề giáo. Chẳng màng khó khăn, các thầy cô vùng núi xa xôi luôn thức dậy từ sáng tinh mơ để đưa các em học sinh đến với mái trường bản. “Thầy dìu dắt chúng em“ bằng cả tình yêu nghề và trao cho chúng em tương lai rộng mở. Qua lời bài hát, nhạc sĩ Lê Quốc Thắng đã phác họa hình ảnh mái trường, người thầy và cả tình yêu thương mà các thầy cô luôn dành cho những cô cậu học sinh thân thương.

Hình 6. Bài hát “Mái Trường Mến Yêu“ của nhạc sĩ Lê Quốc Thắng

Thay cho những lời chúc, Jod Việt Nam dành tặng tới các thầy cô giáo trên khắp đất nước Việt Nam những bài ca vinh danh hình ảnh những người ươm mầm và ngày đêm vun xới những hạt mầm nhân cách và tri thức để phát triển các thế hệ trẻ Việt Nam.

Để làm những tấm thiệp đẹp cùng những lời chúc ý nghĩa, bạn đọc có thể tham khảo tại đây.

Previous
Previous

Những lời chúc hay và ý nghĩa tri ân thầy, cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Next
Next

Jod chính thức trở thành hội viên của HIỆP Hội Doanh nhân Quận Phú Nhuận